NHỮNG LẦM TƯỞNG CỐ HỮU KHI LÁI ÔTÔ

Xăng cao cấp không phải bao giờ cũng tốt hơn xăng thường, quan trọng là động cơ xe phù hợp với loại xăng nào.

Có những kinh nghiệm, lý thuyết về xe hơi được truyền tai từ người này qua người khác, từ đời lài xe trước sang đời lái xe sau, và coi đó là điều đúng đắn. Tuy nhiên, trên thực tế, có những điều là ngộ nhận, lầm tưởng thành hệ thống. Dưới đây là những sai lầm cơ bản của các lái xe theo tổng hợp của Straitstimes

1. Xăng cao cấp luôn tốt hơn 

petrol-6416-1433754450.jpg

Không phải cứ đổ xăng cao cấp hơn thì sẽ tốt cho động cơ hay tiết kiệm nhiên liệu hơn. Thực tế, chọn loại xăng phù hợp với thiết kế của nhà sản xuất mới là đúng đắn. Loại xăng phù hợp cho xe luôn được ghi trong sổ tay hướng dẫn của xe hoặc trong nắp che bình xăng. 

Xăng cao cấp hơn được hiểu là loại xăng có chỉ có octane cao hơn. Nếu động cơ ra đời để sử dụng loại xăng có chỉ số octane là 95 nhưng đổ loại xăng có chỉ số octane 98 thì cũng không giúp xe mạnh lên hoặc tiết kiệm nhiên liệu hơn, bền hơn. 

2. Để xe nổ máy tiết kiệm nhiên liệu hơn 

startstop-4548-1433754450.jpg

Hầu hết các tài xế cho rằng việc khởi động lại xe sau một thời gian ở trạng thái chờ sẽ tốn xăng hơn là để xe nổ máy. Lý thuyết này chỉ đúng với những loại xe đời cũ, sử dụng chế hòa khí. Với xe ngày nay sử dụng thiết bị phun xăng điện tử hoặc trực tiếp thì để xe nổ máy tốn xăng hơn nhiều. Các chuyên gia khuyên nên tắt máy nếu chờ lâu hơn một phút. 

3. Chỉ thay dầu khi đủ cây số 

xe-11-5786-1431422433-7184-1433754450.jp

Nhiều tài xế thường đợi đến khi đi được một quãng đường nhất định mới thay dầu. Nhưng thực tế, dầu để càng lâu, khả năng bôi trơn và bảo vệ động cơ càng giảm. 

Ví dụ, nhà sản xuất khuyến khích thay dầu mỗi 10.000 km. Chủ xe đợi 18 tháng để đi hết 10.000 km rồi mới thay dầu, nhưng thời gian quá lâu khiến dầu đọng bụi than, axit nên dù có chạy đủ cây số thì chất lượng dầu đã giảm trước đó. Thời gian hợp lý để thay dầu là mỗi 6 tháng hoặc mỗi 5.000 km.

4. Không cần cài dây an toàn khi chạy chậm 

West-Chicago-PD-Announces-Succ-9067-8850

Đây là nhận thực hết sức sai lầm, bởi lẽ tai nạn có thể xảy ra ở bất cứ tốc độ nào chứ không chỉ khi chạy nhanh. Dây an toàn giúp hãm quán tính của cơ thể khi phanh phải đột ngột, do đó tránh những chấn thương nghiệm trọng. Dù cho xe đang chạy chậm, nhưng nếu bị một xe khác chạy nhanh đâm vào, hoặc tài xế bất ngờ đạp nhầm phanh, ga thì tác hại cũng không khác gì chạy nhanh. 

5. Đặt tay ở vị trí 10 giờ 10 phút

10andtwo-1171-1433754451.jpg

Đây là cách đặt tay trên vô-lăng khi lái xe thành thói quen của rất nhiều tài xế bởi cảm thấy thoải mái, và có cảm nhận rõ nét về phản ứng của mặt đường lên tay lái.

Tuy nhiên, túi khí lại không cho phép để tay như thế này. Bởi lẽ, khi xảy ra va chạm, túi khí sẽ bung với tốc độ 200 km/h, nếu để tay hướng 10 giờ 10 phút sẽ trở thành vật cản thu hẹp đường bung của túi khí, đồng thời có thể ép gây thương tích cho tay. Cách đặt tay chuẩn là 9 giờ 15 phút. 

6. Phanh khi nổ lốp 

Crashed-caravan-small-5042-1433754451.jp

Phanh là phản xạ tự nhiên của đại đa số tài xế khi gặp trường hợp nổ lốp. Nhưng khi xe vừa mất trọng tâm, lệch hướng mà phanh gấp sẽ dẫn tới đột ngột mất lái, xoay vòng hoặc trượt. Lời khuyên của chuyên gia là thả phanh, giữ chắc vô-lăng để cố định hướng di chuyển của xe, từ từ chờ xe giảm tốc và đánh lái vào sát lề.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên