Hotline hỗ trợ: 0961162255

Tin tức

TÀI XẾ CẦN LÀM GÌ KHI Ô TÔ ĐỘT NGỘT MẤT PHANH TRÊN ĐÈO

Đã không ít vụ tai nạn khủng khiếp xảy ra do mất phanh ôtô khi đang đổ dốc, đổ đèo. Vậy trong tình huống này tài xế cần làm gì để thoát nạn?

Trước đó, tin tức trên báo Giao thông, tại đèo Pha Đin trên tuyến Quốc lộ 279, đoạn đi qua địa phận bản Háng Tầu 1, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) xảy ra vụ xe khách đang đổ đèo thì mất phanh, trượt bánh xuống rãnh nước phía ta-luy dương.

Khi xảy ra sự cố, trên xe có 36 người. May mắn là không có ai thiệt mạng nhưng có 4 người trên xe bị thương, phải nhập viện cấp cứu, nhiều hành khách bị xây xước, tinh thần hoảng hốt. Nguyên nhân ban đầu dẫn đến vụ tai nạn được Trạm Cảnh sát giao thông Tuần Giáo cho biết là do xe khách mất phanh, việc xe mất phanh đã xảy ra cách địa điểm xảy ra sự cố khoảng 1km.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, nếu xe xuôi xuống thêm một đường khoảng 20-25m nữa thì hậu quả khó lường vì gặp một cung đường cua, có độ dốc và một cây cầu cạn bắc qua khe vực sâu.

Trước nhiều vụ tai nạn liên quan tới sự cố do mất phanh khi đổ đèo, đổ dốc, các chuyên gia về ô tô khuyên rằng, tài xế cần phải nắm lòng những lưu ý dưới đây để cứu tính mạng mình và người tham gia giao thông:

lai-xe-deo-doc

  • Cần giữ bình tĩnh

Bình tĩnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, tố chất của người lái. Một anh chàng mới lái, chưa va chạm nhiều dĩ nhiên dễ mất bình tĩnh hơn tài già. Nhưng một tài già chủ quan sẽ dễ mất bình tình hơn người luôn chủ động. Vì vậy, hãy tập trung để không rơi vào tình thế ứng biến mà phần bị động lại ở phía người lái.

  • Nhả chân ga

Nhả chân ga để giảm tốc độ, đồng thời tập trung hơn cho chân phanh.

  • Cảm nhận chân phanh

Hãy tiếp tục đạp phanh và cảm nhận nguyên nhân. Nếu phanh mềm và đạp sát tận sàn, có thể mất dầu do hỏng đường ống. Thử đạp lại nhiều lần để có cơ may hồi phục áp suất. Nhưng nếu chân phanh cứng đanh thì hệ thống phanh đang bị tắc đường dẫn thủy lực, hoặc phanh bị bó cứng. Nhưng đôi khi cũng có thể do vật nào đó chặn ở dưới.

  • Đạp phanh liên tục

Dẫu hết hy vọng thì tài xế luôn phải thử các cơ may. Đạp-nhả phanh thật nhiều để biết đâu hồi phục hệ thống. Nếu xe có ABS, hành động này có thể giúp ABS kích hoạt.

lai-xe-duong-deo-doc

  • Trả về số thấp

Số thấp giúp xe chậm lại. Nếu đi số tự động, hãy chuyển sang chế độ bán tự động hoặc chế độ số thấp (ký hiệu bằng các số nhỏ như 1, 2 hoặc chữ cái L).

Đừng tắt động cơ, bởi khi đó hệ thống lái mất dần trợ lực nên rất nặng và khó điều khiển. Ngoài ra ở tốc độ cao, động cơ ngừng đột ngột sẽ làm xe mất kiểm soát do lực quán tính tác động.

  • Dùng phanh tay

Phanh tay, hay còn gọi là phanh khẩn cấp hoặc phanh đỗ, thường dùng để dừng xe dù mất nhiều thời gian hơn do chỉ tác động vào bánh sau. Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trượng trượt, mất lái. Nhớ giữ núm nhả, mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.

  • Giữ tầm quan sát

Hoảng loạn không những làm mất cơ hội mà còn gây nguy hiểm cho người khác. Hãy quan sát giao thông, tránh người đi bộ, xe máy và những nơi đông người.

  • Báo hiệu cho xe khác

Bật đèn cảnh báo, nháy pha hoặc dùng còi gây sự chú ý để người khác biết mối nguy hiểm. Mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp.


  • Dùng vật cản giảm tốc

Hãy cân nhắc kỹ tốc độ trước khi quyết định dùng phương án nào, đặc biệt ở tốc độ cao. Dùng dốc để hãm tốc độ cần chú ý đỉnh dốc và sẵn sàng sử dụng phanh tay. Có thể dùng con lươn giữa đường hoặc dải phân cách. Nếu xuống dốc hãy lái sang hướng ta-luy dương để sẵn sàng đâm khi có thể.

  • Tìm điểm có thể va chạm

Đừng cố hy vọng xe tự dừng. Hãy chọn điểm an toàn để có thể cho xe đâm vào đó. Ưu tiên những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
Gọi ngay Hotline
096 116 2255