PHÙ HIỆU XE KINH DOANH VẬN TẢI: GIỮ HAY BỎ?
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng quy định xe tải phải dán phù hiệu, biển hiệu đang trở thành một loại "giấy phép con" gây khó khăn cho doanh nghiệp
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) bỏ quy định cấp phù hiệu, biển hiệu trong kinh doanh vận tải. Đơn vị này cho rằng quy định xe tải phải dán phù hiệu, biển hiệu mới được lưu thông đang trở thành một loại "giấy phép con" gây khó khăn cho doanh nghiệp (DN), chủ xe và phản khoa học.
Thay đổi cách quản lý
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Công ty CP Vận tải thương mại và Du lịch Hà Lan (Thái Nguyên), cho rằng phù hiệu dán mặt trong kính xe, sau vài tháng, do ánh nắng rọi nên phai chữ không đọc được và lái xe dễ bị phạt do lực lượng thi hành công vụ nghi ngờ phù hiệu giả. Chủ xe lại phải xin xác nhận từ cơ quan cấp phù hiệu để xe được tiếp tục lưu hành. "Quy định cấp phù hiệu cho xe tải cần xóa bỏ để tránh gây phiền phức cho DN" - ông Hà nhấn mạnh.
Với tư cách là DN kinh doanh vận tải, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty CP Vận tải thương mại và Dịch vụ Đất Cảng (Hải Phòng), cho rằng phù hiệu là để nhận biết xe kinh doanh vận tải nhưng thực tế, phù hiệu không có nhiều tác dụng, chất lượng rất kém nên chỉ được một vài tháng lưu hành đã "bay" hết thông tin trên đó. Chưa kể tình trạng làm giả phù hiệu hiện rất nhiều nhưng không ai kiểm soát được. Lực lượng chức năng trên đường cũng không biết phù hiệu đó là giả hay thật. Ngoài ra, việc cấp phù hiệu cũng phát sinh nhiều thủ tục hành chính.
Xe khách hoạt động tại Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội)
Về đề xuất quản lý khi bỏ phù hiệu, biển hiệu, ông Hải cho rằng nên đưa công nghệ thông tin vào để quản lý. DN đã có giấy phép kinh doanh vận tải nên đăng ký xe gì, kinh doanh loại hình vận tải nào, đều có thể quản lý qua phần mềm. Khi đã kết nối trực tuyến, chỉ cần gõ đúng biển số xe là có thể biết xe thuộc DN nào, kinh doanh loại hình vận tải gì, từng xe cụ thể sẽ được mã hóa trên phần mềm để quản lý.
"Khi DN có xe vi phạm, chế tài có thể xử phạt thật nặng bằng việc tước giấy phép kinh doanh vận tải" - Giám đốc Công ty CP Vận tải thương mại và Dịch vụ Đất Cảng bày tỏ.
Về lo ngại lực lượng chức năng không nhận biết được để xử lý, ông Hải cho rằng ngay lúc này, không thể bỏ được việc gắn phù hiệu, sắp tới đây có thể quy định xe kinh doanh vận tải có một màu biển số riêng để phân biệt thay vì cùng một màu với các loại biển khác như hiện nay.
Cần lộ trình phù hợp
Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, quy định: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, nếu bỏ quy định về cấp phù hiệu thì sẽ thay thế bằng quy định gì để quản lý DN? "Vì có phù hiệu nên việc kiểm soát trên đường của lực lượng chức năng cũng dễ dàng, thuận lợi hơn, nếu thả nổi thì diễn biến khó lường" - vị này nói.
Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Vận tải Hà Nội, nhận định việc cấp, quản lý và sử dụng phù hiệu cho từng loại phương tiện là rất cần thiết. Nếu không có phù hiệu, biển hiệu sẽ không có phương tiện để quản lý luồng tuyến, gây rối loạn trong hoạt động kinh doanh vận tải. Cho nên đề xuất bỏ phù hiệu là như một kiểu "lách luật".
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thanh, bày tỏ bản thân đã nghe phản ánh từ một số DN là bị gây phiền hà, tiêu cực khi đi xin cấp phù hiệu tại một số địa phương nhưng không phải vì thế mà bỏ quy định này. Vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nếu không quản lý sẽ rối loạn thị trường vận tải.
Theo ông Thanh, mục tiêu chính của cấp phù hiệu là giúp các cơ quan chức năng dễ xác định xe đó thuộc DN nào. Trong trường hợp lưu thông trên đường, nếu xảy ra bất kỳ vấn đề gì có thể dễ dàng xác định được chủ thể. Thông qua việc gắn phù hiệu mới nắm được đầu phương tiện của DN, số lượng bao nhiêu. Liên quan đến đầu xe sẽ là chi phí và thuế đối với hoạt động vận tải của DN. Chưa thể bỏ quy định này nhưng về lâu dài cũng nên tính đến việc làm sao tạo thuận lợi nhất cho DN mà cơ quan quản lý vẫn có thể quản lý tốt.
Bộ GTVT đang ứng dụng và hoàn thiện phần mềm quản lý hoạt động vận tải đường bộ. Dự kiến đến năm 2020, hệ thống sẽ có đầy đủ dữ liệu. Khi đó, Bộ GTVT sẽ nghiên cứu bỏ quy định về cấp phù hiệu, biển hiệu.
Bài viết liên quan
VIẾT NHẬN XÉT
Từ khóa
- Hyundai Mighty
- Xe tải
- Hyundai County
- Xe khách
- Vinamotor Cabstar
- tư vấn mua xe tải nhẹ
- tiêu chuẩn khí thải Euro 4
- xe 3 tấn rưỡi
- xe tai
- xe ô tô tải 3.5 tấn
- xe tai gia bao nhieu
- xe tai 3tan5
- xe tải nhỏ
- gia xe tai
- xe tải 3.5 tấn
- kinh nghiệm lái xe
- Giá xe khách
- Vinamotor K6
- xe tải 5 tấn rưỡi
- vệ sinh xe tải
- xe tải nissan 1.9 tấn
- xe tải nissan
- xe tải nissan ns200
- xe tả
- Xe tải Nissan NS200 tải trọng 1.9t
- xe tải 8 tấn
- xe tải đồng vàng
- đồng vàng d8
- xe tải D8