MỘT SỐ MẸO LÊN XUỐNG DỐC VÀ ĐỔ ĐÈO AN TOÀN

Đường đèo dốc vẫn luôn là thử thách với những tay lái chuyên nghiệp, không chỉ với những tay lái nghiệp dư. Quan trọng nhất là cần nắm chắc các kỹ thuật xử lý..

Ảnh minh họa

Đối với những tay lái mới, lên xuống dốc là một trong những kỹ năng khó
Vì lý do an toàn, các đoạn đèo dốc luôn có hệ thống biển báo, gương lồi san sát nhau. Việc đi đúng tốc độ cho phép, tuân thủ các biển báo, xem xét tầm nhìn, khoảng trống hay tốc độ khi bạn muốn vượt xe phía trước và cần phải xi nhan báo hiệu nếu muốn xin vượt xe.

Lưu ý, lái xe cần phải giữ cho mình tâm lý ổn định vì những cảm xúc nhất thời cũng ảnh hưởng đến khả năng xử lý và phán đoán của người lái xe.
Ngoài ra, tốc độ khi đổ đèo hợp lý nhất là tốc độ mà lái xe có thể làm chủ ít phải dùng đến phanh, lúc đó xe sẽ xuống dốc bằng ga và dựa vào quán tính của xe là chính. Hãy đi với tốc độ mà bạn cảm thấy an toàn, có thể xử lý khi vào cua, giảm tốc được nếu cảm thấy có phương tiện khác lao nhanh. Luôn đi đúng làn đường khi chạy xe đường đèo, đặc biệt tránh cắt cua ở những nơi có vạch kẻ liền – đây là những góc cua khuất tầm nhìn và dễ xảy ra tai nạn.

Tuyệt nhiên không nên thấy xe phía trước lao vun vút với những pha ôm cua ngọt lịm mà bắt chước, nên nhớ họ có kỹ năng tốt và kinh nghiệm đổ đèo và quan trọng họ đã quen cung đường đèo, chính vì vậy không lên đi theo họ với tốc độ đó, chỉ cần xử lý lỗi cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Việc sử dụng số hợp lý cũng rất quan trọng, nên cho xe chạy số thấp, không phanh gấp mà thả trôi xe hay thôi đổi tốc độ đột ngột. Nếu xe số tự động xảy ra hiện tượng trôi xe, ngay lập tức đệm phanh kèm gạt cần số lần lượt xuống số cấp thấp hơn. Còn đối với xe số sàn, tùy vào điều kiện thời tiết và đường đi, hãy ra vào số thích hợp. Cắt côn thật nhanh khi phanh bằng hộp số để côn không bị ngắt quãng quá lâu.
Phanh xe cũng đóng vai trò quan trọng trên cung đường đèo dốc, do vậy trước khi khởi hành, hãy dành chút thời gian kiểm tra hệ thống phanh của xe như đai an toàn, má phanh, hay những bộ phận hỗ trợ giảm tốc, dầu trợ lực tay lái…

Lưu ý, không nên rà phanh liên tục mà sử dụng các hệ thống khác của xe để điều khiển xe giảm tốc. Việc rà phanh liên tục sẽ khiến má phanh bị ma sát, hệ thống phanh nóng lên khiến dầu phanh sôi gây ra nhiều nguy hiểm cho xe cũng như người lái.
Đối với những người có kinh nghiệm, khi đi những đoạn đường đèo dốc, lái xe thường không để số cao nhất và kết hợp sử dụng cùng phanh cơ. Ngoài ra, nếu là xe số tự động, tuyệt đối không được để số N vì xe sẽ bị trôi.

vinamotor

Nếu lên xuống dốc không khéo, xe sẽ bị trôi, dẫn đến các tình huống nguy hiểm

Cuối cùng là một số lời khuyên dành cho các lái mới nên chú ý một số điểm sau:
– Trước khi lên, xuống dốc (nhất là đối với dốc cao, dốc dài) cần phải kiểm tra lại côn, phanh trước và sau, số, áp suất lốp, độ mòn lốp xe… nếu thấy bộ phận nào có vấn đề phải xử lý kỹ thuật ngay.
– Nhớ rõ lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuyệt đối không đi bằng số mo (0) lúc xuống dốc vì dễ trơn trượt, căn đường kém chính xác và khi cần phanh gấp sẽ kém hiệu quả hơn.
– Lựa chọn số phù hợp khi lên dốc cao với tính năng kỹ thuật của từng loại xe và trọng lượng hàng chở trên xe. Chú ý thao tác kỹ thuật “nhanh, nhạy” khi cần giảm số để bò lên dốc, tránh để kẹt số, số bị dừng lại ở mo (0) làm xe tụt hậu, nhất là trong trường hợp xe chở hàng nặng.
– Lúc xuống dốc, xe lao rất nhanh. Nếu gặp sự cố đột ngột cần phanh gấp thì phải sử dụng tổng hợp cả phanh trước lẫn phanh sau, giảm số, giảm ga và thả côn.
– Khi xe xuống dốc khúc cua, xe phải đảm bảo luôn bám vào phần đường bên phải, không chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy ra làm lật xe hoặc xử lý phanh không kịp dẫn đến sự cố lao xe xuống vực.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

GALLERY

VIẾT NHẬN XÉT