LÀN ĐƯỜNG DỪNG KHẨN CẤP TRÊN CAO TỐC - HIỂU SAO CHO ĐÚNG

Làn ngoài cùng bên phải trên cao tốc vốn dành cho xe dừng khẩn cấp khi gặp sự cố, tuy nhiên có rất nhiều tài xế không biết hoặc biết nhưng cố tình vi phạm, lợi dụng làn đường này thông thoáng, không có xe cộ lưu thông làm nơi vượt.

Trên đường cao tốc, làn ngoài cùng bên phải thường hẹp hơn các làn khác, được tách biệt bằng vạch liền. Tác dụng của làn này là dừng khẩn cấp, dành cho các xe khi gặp sự cố có thể tấp vào lề và dừng lại, không làm ảnh hưởng đến giao thông. Bên cạnh đó, những xe ưu tiên trong trường hợp khẩn cấp có thể chạy vào như cứu hoả, cứu thương, công an...

Vậy làn đường dừng khẩn cấp là gì?

Ý tưởng về làn đường dừng khẩn cấp bắt đầu xuất hiện từ những năm 1960. Làn đường dừng khẩn cấp này sẽ chạy dọc theo toàn bộ chiều dài của tuyến đường cao tốc, mặc dù ở một số nơi làn đường này được loại bỏ để tạo thêm làn đường cho xe chạy.

Trong trường hợp có làn đường dừng khẩn cấp thì chiều rộng tiêu chuẩn là 3,3 mét, đủ rộng cho một chiếc xe tải lớn mà không phải lấn qua làn đường chính. Phân biệt với các làn đường chính bằng một vạch sơn liền màu trắng phản quan (khác với các vạch đứt phân tách các làn đường chính với nhau). Ngoài ra, các miếng mắt mèo cũng được đặt trên vạch trắng này như là một dấu hiệu nhận biết.

Sử dụng làn đường dừng khẩn cấp sao cho đúng luật?


Bước tiếp theo, khi xe dừng hẳn bạn nên đánh tay lái về phía bên phải hoặc trái (nếu bạn ở những nước đi bên trái),để đảm bảo rằng nếu điều tồi tệ nhất xảy ra là có một chiếc xe khác đâm vào xe bạn thì xe bạn cũng sẽ lao về phía bên ngoài của đường cao tốc thay vì lao vào làn đường chính. Và không quên là kéo phanh tay để tránh trường hợp xe lăn bánh tự do.Khi di chuyển trên đường, gặp tình huống khẩn cấp và muốn dừng lại, bạn nên bắt đầu đánh lái về phía bên phải (hoặc bên trái đối với những nước di chuyển bên trái), đồng thời nhanh chóng bật đèn cảnh báo nguy hiểm (nút màu đỏ ngay giữa xe), đặc biệt là vào ban đêm để những chiếc xe ở phía sau biết bạn đang muốn chuyển làn đường.

Kế đến là tìm số điện thoại khẩn cấp - thường được ghi trên các tấm bảng báo hiệu để liên hệ với dịch vụ cứu hộ. Nếu có thể, hãy nhìn xung quanh để xem có các chỉ dấu của đường cao tốc không. Những tấm bảng nhỏ với các con số bên trên là thứ duy nhất giúp các dịch vụ cứu hộ biết được vị trí của bạn và họ sẽ đến giúp bạn trong thời gian nhanh nhất.

Chạy vào làn đường khẩn cấp, bị xử lý như thế nào?

Luật Giao thông đường bộ 2008, điều 22: Quyền ưu tiên của một số loại xe.

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Đoàn xe tang.

2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.

3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Mặt khác, Nghị định 46/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt cũng quy định: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

GALLERY

VIẾT NHẬN XÉT